HDHOUSE NÂNG TẦM NGÔI NHÀ CỦA BẠN

Wednesday, January 6, 2016

[smarthomehd.net]Những kiêng kỵ tuyệt đối tránh trong xây dựng cầu thang

Trong phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa khắp các tầng. Vì thế việc đặt cầu thang ở đâu là yếu tố vô cùng quan trọng.
1. Không đặt cầu thang ở giữa nhà hoặc văn phòng làm việc
Theo phong thủy, năng lượng trung tâm của bất kỳ không gian nào sẽ bị rút cạn bởi năng lượng của cầu thang liên tục bị “đục khoét”. Dù sớm dù muộn, tình trạng phiền muộn này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng của người sống hoặc làm việc trong không gian đấy. Vì thế, không nên đặt cầu thang ở giữa nhà hoặc văn phòng làm việc.

2. Không nên thiết kế trực xung với cửa chính

Cầu thang là nơi có tính lưu động, không khí lưu động nhưng không nên trực tiếp thoát ra ngoài căn hộ. Tốt nhất là cầu thang nên vuông góc với phương vị cửa. Trong trường hợp cầu thang trực xung với cửa chính mà khó có khả năng cải tạo, thay đổi, có thể hóa giải bằng cách gắn lên tường cầu thang ở vị trí đối diện với cửa chính một tấm gương cầu lồi.


3. Cầu thang không vượt bên trên cửa chính
Không nên thiết kế cầu thang đi qua phía bên trên cửa chính, tạo nên thế cầu thang đè lên cửa chính.

Công năng của cầu thang cũng giống như hành lang, chỉ khác là hành lang là lối đi trên mặt phẳng ngang, còn cầu thang là lối đi theo mặt đứng. Tốt nhất nên thiết kế cầu thang dựa sát vào tường.


4. Không đặt cầu thang ở các khu vực bát quái sau

Hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Đông Nam (đại diện cho tài lộc).

Nếu buộc phải bố trí cầu thang ở những vị trí trên, cần chắc chắn bạn hiểu rõ làm cách nào để gắn kết năng lượng của cầu thang. Ngoài ra, hãy chắc chắn mình sử dụng đúng các yếu tố phong thủy khi thiết kế cầu thang.

Ví dụ, điều tốt nhất là nên nhấn mạnh yếu tố Mộc và tránh yếu tố Kim khi thiết kế cầu thang nằm ở hướng Đông.



5. Không nên thiết kế cầu thang xoắn ốc ở trung tâm
Không nên thiết kế cầu thang ở vị trí trung tâm của căn nhà, nhất là cầu thang kiểu xoắn ốc (hay còn gọi là cầu thang kiểu mũi khoan) cho dù kiểu cầu thang này giúp tiết kiệm được diện tích không gian cho căn nhà.



6. Cầu thang không được thiết kế quá dốc

Cầu thang tối kỵ quá dốc bởi rất dễ dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Trên lý thuyết, độ dốc an toàn của cầu thang nên khoảng từ 15 đến 30°, như thế sẽ tiện dụng cho người đi lên xuống cầu thang. Nếu như điều kiện không gian quá hạn chế cũng có thể thiết kế tăng thêm độ dốc nhưng không được vượt quá 45°.

Tốt nhất nên sử dụng chất liệu gỗ để thiết kế cầu thang, dùng sắt mỹ thuật cũng tạm được, nhưng cần lưu ý phải thiết kế chống trượt ở mặt của từng bậc cầu thang, tốt nhất nên dùng mặt gỗ hoặc lót thêm một lớp thảm chống trượt. Cầu thang nhà ở không nên sử dụng chất liệu đá, mặt đá trơn, nhẵn rất dễ trượt ngã.


http://smarthomehd.net

Friday, September 4, 2015

LỰA CHỌN PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT CHO CĂN HỘ VIỆT




Đây hẳn là băn khoăn của nhiều gia đình khi chuẩn bị nhận căn hộ mới. Cũng trần, cũng sàn, cũng bàn ghế giường tủ nhưng căn hộ được thiết kế với một phong cách thiết kế nội thất đồng nhất sẽ trở nên đẹp và tinh tế hơn nhiều. Công ty Nhà thông minh HDHOUSE Việt Nam xin được giới thiệu những phong cách thiết kế phù hợp với lối sống, thẩm mỹ và có tính khả thi tại Việt Nam.

1. Đương đại (Contemporary Style)
Về cơ bản, phong cách đương đại là tập hợp của sự tinh tế, kiến trúc đơn giản, tinh tế, chất liệu và bề mặt nhã nhặn, mang lại cảm giác sạch sẽ. Không gian nội thất có giá trị tương đương như một không gian trưng bày, chứ không chỉ dừng lại ở những món đồ trong căn phòng đấy. Bằng cách tập trung chủ yếu vào màu sắc, không gian và đường nét, nội thất Đương đại là một sự sáng sủa tươi mới.
Màu sắc: Màu trung tính, đen, trắng là những màu chính trong phong cách Đương đại. Màu đen thường được dùng để xác định không gian, ngăn chia phòng ốc (sơn trên sàn, lát gạch…)
Đường nét: Những nét mảnh của chỉ trần hay đường chia không gian chức năng, trần, sàn tường… tất cả đều tạo ra những khối hình học gồm các đường thẳng rõ ràng có hướng.
Nội thất: Mềm mại, sạch sẽ và đi theo hình dạng hình học là điểm nhận biết nội thất Đương đại.  Đồ nội thất đơn giản, gọn gàng, không có đường cong hay trang trí. Ghế, sofa, giường, sofa bed đều đơn giản với chân thấp hoặc không chân. Điểm nhấn mạnh có thể ở gối với màu sắc sặc sỡ đậm đà hơn, tuy nhiên vẫn giữ ở dạng hình học đơn giản (vuông, chữ nhật…)
Phụ kiện trong phong cách đương đại cũng không nên đi quá khuôn khổ về hình học. Tuy nhiên màu sắc có thể bùng nổ hơn nhưng tập trung ở một mảng nhấn mạnh (tranh lớn, tường, tượng đơn giản…) chứ không rải rác khắp căn nhà. Nếu buộc phải dùng thảm, chỉ sử dụng những thảm trải màu trơn, đậm màu trung tính, đơn giản và không thêu, dệt hoặc in ấn hình ảnh để sử dụng đúng công năng giữ ấm, không hơn.











2. Hiện đại (Modern style)
Phong cách hiện đại thể hiện sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do, phi đối xứng, loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông, lamilate, melamine kết hợp với tiến bộ công nghệ, mang lại những tiện nghi cho cuộc sống của con người.







3. Tối giản (Minimalist Style)
Có thể gói gọn phong cách tối giản trong câu nói: “Less is more” – Đơn giản mà không đơn điệu. Một không gian mang phong cách tối giản thường truyền tải đồng thời tính thẩm mỹ và sự giản lược. Bạn có thể tìm nguồn cảm hứng về phong cách tối giản qua cách thiết kế nội thất của Nhật Bản.




 4. Vintage (Vintage Style)
Đối với trang trí nội thất, phong cách vintage mang đến cảm giác thích thú và lạ lẫm khi ngắm nhìn căn phòng như phủ một lớp bụi thời gian. Vintage mang đến một nốt lặng đặc biệt – một phong cách sang trọng nhưng không quá xa hoa, vẫn kiểu cách nhưng lại không quá hào nhoáng và đôi khi lại toát lên một sự mộc mạc, bình dị lạ thường.
Màu sắc: Màu sắc theo phong cách Vintage mang hơi hướng hòai cổ, thường là các màu trầm
Vintage chính thống thường sử dụng sắc trắng chủ đạo xuyên suốt căn phòng. Những vật dụng như bàn, ghế, tủ, kệ đều mang đường nét mềm mại và thanh thoát.
Giấy dán tường cũng rất được ưa chuộng trong phong cách vintage. Những màu pastel tươi sáng như be, kem, hồng nhạt với hoa văn sẽ rất phù hợp với thiết kế phòng khách của bạn.
Những đồ vật trang trí mang tính “hoài cổ” là đặc điểm riêng của phong cách vintage. Chúng thường là những chân đèn bằng đồng, đèn chùm, đồng hồ, tranh treo, lọ hoa, gối tựa… tất cả đều toát lên vẻ xưa cũ nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ cao.






5. Mộc Mạc (Rustic style)
Phong cách nội thất thô mộc xuất phát từ những vùng nông thôn, nơi những nguyên liệu chủ yếu được dùng cho nhà cửa là những chất liệu thô và mộc như gỗ, đá và gạch; và được làm một cách thủ công, tùy hứng, không chau chuốt. Tuy nhiên, rất khó để bê nguyên một căn nhà dân dã đặt trong bối cảnh đô thị, vì thế hiện nay các KTS kết hợp các nét thô mộc với nhiều yếu tố hiện đại khiến cho ngôi nhà trở nên cá tính, khỏe khoắn. Theo cách phổ biến nhất và dễ áp dụng nhất, người ta thường chọn làm dầm, tường, kệ, cửa, bằng các vật liệu thô và mang hình dạng có phần xù xì.





6. Phong cách cổ điển Châu Âu (Euro Classic Style)
Hiện nay, thiết kế nhà theo phong cách cổ điển không chỉ mang lại vẻ đẹp thanh lịch mà còn tôn vẻ sang trọng, quý phái cho không gian nhà bạn.
Màu sắc: Phong cách cổ điển châu Âu thường lấy một tông màu như nâu trầm, kem be, vàng, trắng làm chủ đạo.
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách này đó là những chi tiết trang trí tỉ mỉ và cầu kỳ mà phần nhiều trong đó được làm thủ công. Các chi tiết trang trí thường lấy cảm hứng những hình kỷ hà, cỏ hoa từ tự nhiên mang tính nghệ thuật cao và đồng bộ về phong cách.






7. Phong cách Đông dương (Indochina Style)
Trường phái kiến trúc Đông Dương ảnh hưởng từ kiến trúc sư người Pháp Ernest Hebrard, giảng viên ĐH Tổng hợp Đông Dương những năm 1920.
Đây là loại hình kiến trúc đạt tính thẩm mỹ, văn hóa cao mà vẫn đảm bảo sự sang trọng, quý phái nhưng hội tụ đầy đủ nét truyền thống tinh hoa của dân tộc Việt Nam, từ chất liệu, đường nét, đến hoa văn đều mang bản sắc cổ truyền độc đáo.
Màu sắc chủ đạo trong thiết kế Đông Dương là trắng, nâu gỗ sậm, đỏ sậm, vàng, vàng nghệ kết hợp với họa tiết hoa văn cách điệu.
Các chi tiết nội thất bằng gỗ được bố trí hài hòa, tinh tế.






8. Luxury
Luxury không phải là một phong cách trang trí nội thất, nó chỉ là một từ chỉ sự xa xỉ, sang trọng và chắc chắn là phải đắt tiền. Luxus có nghĩa là sự dư thừa, sang trọng , gần nghĩa với lãng phí và không phải là một nhu cầu tất yếu. Vậy giống một chiếc xe Rolls royce đắt tiền, một không gian “Luxury” phải đạt được các yếu tố cực đỉnh của sự xa hoa, tiện nghi vượt ngưỡng và tiêu tốn những số tiền khổng lồ vào việc hoàn thiện nó. Ở Việt Nam rất hiếm không gian nào gọi là Luxury! Không phải là chúng ta không có đủ tiền mà vì chúng ta không có văn hóa tiêu xài những thứ xa xỉ như vậy.







9. Phong cách Pop Art
Pop art (viết tắt của chữ popular art tức nghệ thuật đại chúng) là trào lưu mỹ thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng của thời đại công nghiệp. Nó ra đời vào giữa thập niên 1950 và gắn liền với các thị lớn, đặc biệt với những hình thức thông tin mới như truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, truyện tranh,...
Phong cách này mang trong mình một sự phá cách và bùng nổ. Những món đồ trang trí không rõ công năng, sắp xếp ngẫu hứng, màu sắc phong phú... mang lại sự tươi trẻ và năng động cho Pop Art. Và hoàn toàn không có chỗ cho sự buồn tẻ, đơn điệu. Pop art là nghệ thuật đại chúng, có tính nhất thời, hiệu quả sử dụng và kinh tế cao, tính chất trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, dí dỏm, hài hước.
Pop Art dễ dàng nhận diện bởi một bảng màu vô cùng rực rỡ và tươi sáng. Những màu sắc đối chọi và có độ tương phản cao, tạo cho không gian nội thất luôn tươi mới và sinh động.
Một điểm thú vị nữa của Pop Art chính là sự lặp lại và cộng hưởng màu sắc. Các nhà thiết kế gọi đó là "echo color".Pop Art sử dụng các gam màu cực kỳ tươi mới (các màu le minor). Phần lớn là những gam màu bậc 1, độ chói cao tạo nên sự trẻ trung, tươi mới phù hợp với những người trẻ tuổi, năng động, thích sự phá cách.




Nhà anh THANH - Đồng Phúc, Từ Sơn, Bắc Ninh


HDHOUSE tự hào giới thiệu thêm một dự án nữa đang được tích cực thi công hoàn thiện:
Chủ đầu tư: anh Thanh
Địa chỉ: Đồng Phúc, Từ Sơn, Bắc Ninh
Diện tích khu đất: 300m2;
Diện tích xây dựng: 1000m2;
Số tầng: 4
Công trình nằm trên địa thế rất đẹp, 3 mặt tiền trong đó có 2 mặt giáp đường, 1 mặt giáp bờ sông; Tầng 1 rộng 300m2 dùng làm show room bán đồ gỗ;
Tầng 2 sử dụng 2/3 diện tích để xây dựng, phần còn lại làm sân vườn trồng cỏ, cây xanh và tiểu cảnh, kết hợp với view ra bờ sông và cây cầu chếch ngay mặt trước công trình và vườn hoa công cộng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Công trình sử dụng các thiết bị cảm ứng hiện diện, cảm ứng thông minh, hệ thống tưới cây, chiếu sáng tự động;